“Không giống như bài thi, tất cả các vấn đề phức tạp khó khăn đều có được một lời giải đáp. Trong cuộc sống thực sự, có những chuyện vĩnh viễn cũng không có đáp án.” Tình cảm cũng vậy, cũng chẳng có lý do để thích, chỉ đơn giản là thích mà thôi. Cũng chẳng có những lý do cho sự rụt rè ngượng ngùng của tuổi trẻ, để mà không nói ra, để rồi tuột mất."

Có lẽ, bộ phim “Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi” không còn xa lạ đối với các bạn trẻ Việt Nam. Kể từ khi ra mắt cho đến nay, với mỗi thế hệ học sinh rời ghế nhà trường để chuẩn bị cho kì thi đại học ở phía trước, bộ phim đều để lại những xúc cảm và dấu ấn sâu sắc: về những năm tháng miệt mài với bài vở, những kì thi, về thầy cô bè bạn và đặc biệt là những tình cảm chớm nở của tuổi trẻ vô tư, mơ mộng. Cái kết của bộ phim khi nhân vật nữ chính và nam chính không thể đến được với nhau đã khiến cho người xem không khỏi tiếc nuối và day dứt.

Thế nhưng, khi vơi bớt nỗi luyến tiếc về tình yêu “không có kết quả” Kha Cảnh Đằng dành cho Thẩm Giai Nghi, có bao giờ bạn tự hỏi lý do vì sao họ không thể đến được với nhau chưa? Nguyên tác của bộ phim này, cuốn sách cùng tên do chính đạo diễn - nhà văn xứ Đài Cửu Bả Đao chắp bút, sẽ là mang đến cho bạn đọc lời giải của bài toán đó, bài toán mà cả những người trong cuộc cũng chẳng thể có đáp án được!

Trường cấp II Tinh Thành- Kha Cảnh Đằng, những người bạn, Thẩm Giai Nghi và tình yêu dành cho Lý Tiểu Hoa.

Với bản tính ngỗ ngược, ngạo mạn và hay pha trò, như một lẽ đương nhiên, Kha Cảnh Đằng luôn là người nắm giữ vị trí đầu bảng trong danh sách đen - nơi quy tụ những “anh hùng hào kiệt”, là các chuyên gia quậy phá tại trường. Vô số hình phạt được vẽ ra có thể không khiến cậu chàng lo lắng, băn khoăn, thế nhưng việc phải chuyển đến ngồi phía trên Thẩm Giai Nghi - nữ học sinh ngoan nhất lớp, học giỏi, được mọi người yêu quý - cô bé mà ngay bọn con gái cũng không thể nào sinh lòng ghen tị là điều Kha Cảnh Đằng không thể lường trước được. Và tuổi trẻ của cậu ấy, hay của cả nhóm bạn ấy, bắt đầu từ đây, từ thuở còn học chung trường cấp II Tinh Thành này.

Trước những hành động bày trò, phá rối của Kha Cảnh Đằng, Giai Nghi không một lời trách mọc nặng nề, nhắc nhở hay cảm thấy phiền phức. Chỉ hai chữ: “Trẻ con” và những tiếng thở dài: “ Thật là trẻ con” của cô thôi cũng đủ để “khắc chế” cậu. Ở Thẩm Giai Nghi tỏa ra cái thứ khí chất trưởng thành “ trong mắt tớ, cậu chẳng qua chỉ là một thằng nhóc chưa biết mình đang làm gì”.

Năm học lớp Chín đã xảy ra rất nhiều chuyện. Và có lẽ câu chuyện đáng được kể nhất chính là “tình yêu” Kha Cảnh Đằng dành cho cô bạn Lý Tiểu Hoa. Cuộc đời học sinh của Kha Cảnh Đằng thật đúng là gặp được nhiều nữ quý nhân, khi họ đốc thúc được cậu học hành tử tế chỉ bằng những câu nói và cử chỉ rất giản đơn, không chút đao to búa lớn hay dọa nạt.

Để trả lời những câu hỏi của Tiểu Hoa về những bài toán, hay lý hóa, cậu buộc phải “luyện đi luyện lại các vấn đề trong sách tham khảo, suy ra những điểm mấu chốt, đảm bảo rằng cách giải của mình không lẫn lộn thành phần tự tưởng tưởng”. Và cả những câu chuyện tình của người võ sĩ Nhật Bản “một câu chuyện tình dai dẳng triền miên. Nội dung phải nói là cực kỳ đặc sắc, muốn ôm có ngay ôm, muốn hôn có ngay hôn, muốn có gươm đao liền thấy máu chảy, yêu đến nỗi long trời đất lở, chém giết máu chảy thành sông, cái gì cũng có hết” mà cậu tự tác mỗi người để đem lại niềm vui và những tiếng cười cho Lý Tiểu Hoa.

Sau một khoảng thời gian, Kha Cảnh Đằng đã nhận ra mình thích Lý Tiểu Hoa, không còn ngờ vực gì nữa, thích ở mức độ “cực kỳ”. Thế nhưng, điều làm cậu băn khoăn, đó là cô bé này tuy có cười nói với cậu suốt, nhưng vẫn khó lòng mà đoán biết được tình cảm trong cô là gì “nhưng tôi vẫn không biết Lý Tiểu Hoa có thích mình hay không, biết đâu cô chỉ rất rất tò mò với tôi mà thôi”

Tình cảm ấy ngày càng lớn dần, những ngày đạp xe theo sau hai bố con Lý Tiểu Hoa để tìm cho ra địa chỉ nhà cô ấy, rồi đến những ngày hai người chỉ cùng dạp xe trên đường về, khi thì đi chung một con đường, chỉ còn cách nhau cái nắm tay. Đối với một chàng trai luôn dành hết nhiệt huyết cho tình yêu như Kha Cảnh Đằng, cậu không ngại dấu diếm "nỗi lòng thầm kín" của mình với những người bạn: Quái Thú, Hứa Bắc Thuần, Tạ Minh Hòa, Liêu Anh Hoàng hay thậm chí là cả cô bạn Thẩm Giai Nghi. Thế nhưng cậu lại ngại ngùng nghĩ đứng trước “tình yêu lớn của đời mình” - Lý Tiểu Hoa. Chưa một lần nắm tay, họ chia cách chỉ vì lý do nhóm bạn nữ của Tiểu Hoa giận cô ấy khi dành quá nhiều thời gian bên cạnh Kha Đằng mà quên mất họ. Cậu lựa chọn đi theo khối tự nhiên chỉ vì câu nói:” Cậu thông minh thế, học khối Tự nhiên hẳn là thích hợp lắm đấy.” Còn chủ nhân của lời khuyên ấy, lại không chút băn khoăn cách xa cậu, lựa chọn trường nữ trung Chương Hóa - cái trường coi đồng phục đen trắng như totem thờ phụng.

Suốt một khoảng thời gian dài sau đó, Kha Cảnh Đằng vẫn tiếp tục nuôi mộng theo đuổi Lý Tiểu Hoa. Nhưng bông hoa mà cậu vun trồng chẳng thể nảy nở, cô nàng họ Lý ở lại trong tâm trí anh chàng họ Kha như một bài toán chẳng thể có lời giải. Còn trong cuộc đời Lý Tiểu Hoa, Kha Đằng chỉ là “một chuỗi những kí hiệu không rõ nghĩa vạch ra bằng bút chì, dùng những ngón tay nguệch ngoạc bôi lên

 

Trường cấp III Tinh Thành - Thẩm Giai Nghi, cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi.

Giữa hai con người ấy vẫn là những câu chuyện không ngừng, nhưng cũng chẳng có đầu, có cuối “ Chuyện gì cũng nói, từ những chuyện nghiêm túc to tát như nhân sinh quan, đến những chuyện vặt vãnh thường ngày, cuối cùng không tránh khỏi nhắc đến cuộc sống sau khi lên cấp III”.

Cũng nhờ vậy mà Kha Cảnh Đằng biết được sự thật khiến cậu giật bắn mình, rằng đám bạn của cậu, đều đang theo đuổi cô nàng họ Thẩm kia theo những cách rất riêng.

 Liêu Anh Hoằng tính tình cởi mở, hễ tan học là chạy sang lớp Hòa tìm Thẩm Giai Nghi lân la kiếm chuyện. Thằng A Hòa đáng sợ thì hễ hết tiết lại lượn lờ ở cửa lớp Hòa tìm bóng dáng Thẩm Giai Nghi, cứ “tình cờ gặp mặt” là sấn tới nói chuyện. Thằng Tạ Mạnh Học có tài văn chương thì thường hay viết những bài thơ đầy ẩn ý tặng cô. Thằng Trương Gia Huấn học khác trường chúng tôi còn tối nào cũng gọi điện đến nhà Thảm Giai Nghi, chẳng có chuyện gì mà cứ mãi không chịu dập máy

Nhưng trong số tất cả bọn họ, chỉ có duy nhất Kha Cảnh Đằng là nắm rõ bí mật để dành phần thắng trong cuộc đua này. Hãy là người sau cùng thể hiện niềm mến thích với Thẩm Giai Nghi, bằng không, nếu cứ tiếp tục theo đuổi một cách lộ liễu, ngay lập tức sẽ bị đá bay không thương tiếc ra khỏi cuộc đời cô.

Nếu những người con trai cùng tuổi luôn ham thích quậy phá, bày trò thì ở Thẩm Giai Nghi lại là sự điềm tĩnh, chín chắn, có phần nào đó kiềm chế và giữ cho những cảm xúc của mình luôn ở trong trạng thái cân bằng.

Những ngày tháng cấp III trôi qua thật nhanh, những giờ ôn tập không ngừng nghỉ, những kì thi nối tiếp nhau vì mục tiêu cao cả nhất: vào đại học. Một lần nữa cuộc đời Kha Cảnh Đằng lại bước sang một trang tươi sáng hơn. Không chỉ vì có Thẩm Giai Nghi kèm cặp, đốc thúc mà tiến bộ, cũng không chỉ vì niềm cảm mến của chàng dành cho cô nàng ấy mà giúp việc học tập thú vị, có động lực hơn thường ngày, mà một lần nữa, lại vì một lời khuyên của “nữ quý nhân” mà khiến Kha Đằng bước thêm một bước nữa gần hơn đến tương lai của mình: trở thành sinh viên của Đại học Giao thông vận tải.

Những năm tháng ấy, tình yêu hay chỉ là mộng tưởng?

Cuộc gọi vào đêm sau ngày công bố kết quả thi đại học, Kha Cảnh Đằng đã thổ lộ hết tâm can, tình yêu bấy lâu nay dành cho Thẩm Giai Nghi. Cô ấy cũng đã có cho mình câu trả lời ngay trong khoảnh khắc đó. Nhưng vì một nỗi sợ, sợ rằng sẽ phải nghe lời từ chối, sợ rằng sau đó sẽ bị “đá bay” ra khỏi cuộc đời của Thẩm Giai Nghi, sợ rằng sẽ không còn dũng khí để đối mặt với cô, mà cậu ấy đã từ chối nghe câu trả lời. Không biết rằng trong cả quãng thời thanh xuân của bạn, đã từng có ai thích bạn đến cuồng dại chẳng buồn bận tâm bạn nghĩ gì về họ, mà chỉ mãi bền bỉ với câu nói: “Hãy để tớ tiếp tục thích cậu!” hay chưa?

Cuộc sống đại học với khoảng cách về địa lý và tình cảm, như một lẽ đương nhiên làm họ cách xa hơn. Những cuộc điện thoai, những lời thăm hỏi vẫn được duy trì, nhưng khi sống trong môi trường của riêng mỗi người, chúng ta mới không bị ảnh hưởng bởi những chỉ dẫn hay định hướng của người khác, Thẩm Giai Nghi và Kha Cảnh Đằng cũng vậy. Cậu say mê khi nói về cuộc thi đấu võ tự do của mình dù khắp mình mẩy đầy những thương tích từ cuộc “giao đấu”. Ngươc lại với sự phấn khích đó, Thẩm Giai Nghi chỉ im lặng, im lặng và sau cùng trầm ngâm buông những câu hỏi lạnh lùng:

- Kha Cảnh Đằng, rốt cuộc cậu đang nghĩ gì thế?

- Cậu tổ chức giải đấu kì quặc gì vậy? Thi đấu kiểu ấy có ý nghĩa gì chứ?

- Kha Cảnh Đằng, cậu cố tình tổ chức một giải đấu để làm mình bị thương, thi đấu kiểu ấy tớ chẳng thấy hay ho gì cả, sao cậu lại có thể trẻ con đến vậy chứ?

- Trẻ con….

Cậu ấy đâu biết rằng đó là những lời trách móc đầy quan tâm, cô ấy, tuy sâu sắc nhưng giờ phút ấy cũng chẳng thể nhận ra được, người con trai ấu trĩ kia, chỉ cần một câu nói khích lệ.

Thế là họ xa nhau

Tưởng như họ khắc nhau để làm đầy, hòa hợp lẫn nhau, tưởng như tám năm đó đủ để hai người hiểu và cảm thông cho nhau. Nhưng cuối cùng Thẩm Giai Nghi mà Kha Cảnh Đằng yêu, nói một cách chính xác hơn là “ái mộ”, là một Thẩm Giai Nghi trong tưởng tượng và những gì mọi người nhìn thấy. Còn cô nàng họ Thẩm với bao điều còn giữ kín kia, lại nhìn thấy rõ sự thành thực, tự nhiên và ngây ngô nhất từ Kha Cảnh Đằng. Nếu chia tay chỉ cần một người đồng ý, thì tình yêu muốn lâu bền và đơm hoa kết trái phải dựa vào nỗ lực của hai bên. Hóa ra, tình yêu trong mộng tưởng, chỉ giúp ta vun đắp những viễn cảnh của tương lai tốt đẹp, chứ chẳng thể khiến ta cố gắng vì nó mà đấu tranh, hay giữ trọn đến phút cuối.

 

Có hay không một thế giới song song?

Sẽ rất nhiều người tiếc nuối khi Thẩm Giai Nghi và Kha Cảnh Đằng không thể đến được với nhau sau ngần ấy năm ở bên nhau. Nhưng nếu bạn đã đọc và chăm chú theo dõi từ đầu đến cuối cuốn sách này, chắc bạn cũng đã phần nào tự lý giải được và vơi bớt sự luyến tiếc đó. Họ đến với cuộc đời nhau để mỗi người, trở thành một mảnh ghép thanh xuân của người còn lại, không có nghĩa là họ phải trọn đời ở bên nhau. Cũng vì sự không trọn vẹn ấy mà tình yêu thuở học trò luôn đẹp và là ký ức không thể quên đọng lại trong mỗi người, dù chúng ta ở vào bất cứ độ tuổi nào trong đời.

Trong phim có một câu thoại với đại ý là, chúng ta vẫn thường nghĩ khi người ta yêu ở bên cạnh người khác, chúng ta sẽ chẳng thể nào vui vẻ được. Nhưng thực ra, khi thấy được nụ cười viên mãn của người ấy trong lễ thành hôn, ta chỉ muốn chúc họ mãi mãi hạnh phúc.

Dù đã xa cách và có những mối tình khác đi ngang bên đời nhưng Thẩm Giai Nghi và Kha Đằng vẫn luôn quan tâm đến đối phương. Cuộc gọi vào đêm diễn ra trận động đất như khơi mọi dòng suối tù túng trong lòng họ từ bấy lâu nay. Nếu ngày ấy Kha Cảnh Đằng can đảm nghe câu trả lời, nếu sau khi chia tay cậu ấy có thêm chút kiên trì… Tất cả chỉ là nếu như, mà trong cuộc đời lại không cho phép ta được làm lại.

Có lẽ, ở một thế giới song song, hai người họ sẽ thuộc về nhau, và ở bên nhau, hạnh phúc!

 

Kết

Câu chuyện là một phần hồi ức của tác giả Cửu Bả Đao, được kể bằng cả tâm can và những xúc cảm của một thời thanh xuân rực rỡ. Tuổi trẻ của chúng ta đều có một Thẩm Giai Nghi để ta phải trầm trồ, ngưỡng mộ; và một anh chàng Kha Cảnh Đằng ngạo nghễ, dốc hết trái tim cho tình yêu và những trò quậy phá của mình, những người bạn luôn bên cạnh cho ta quãng thời niên thiếu chẳng thể nào quên. Với lối kể chuyện tự nhiên, những câu triết lý nhưng rất chân thực, hài hước cuốn hút người đọc đi từ đầu tới cuối cuốn sách. Tôi cho rằng nếu bạn là một fan của bộ phim, thì bạn không nên bỏ qua cuốn sách này - “Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi”, để tự mình dựng lên một bức tranh toàn diện và đa chiều hơn trong tâm tưởng mình.

Gấp lại cuốn sách, điều tôi tự nhận ra nhiều hơn những cảnh phim mà tôi đã xem đi xem lại vô số lần. Trước đây tôi còn mông lung với tình cảm của cô gái dành cho chàng trai. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu. Một cô nàng tưởng như nghiêm túc và không hề muốn dính dáng đến yêu đương như Thẩm Giai Nghi lại dành trọn tình yêu cho Kha Cảnh Đằng, và ngược lại, tình yêu của Kha Cảnh Đằng có lẽ chỉ là những ảo tưởng chàng trai tự vun đắp trên hình tượng của cô bạn ấy! Nhưng có sao nhỉ? “Đơm hoa không kết quả thì sao chứ? Là cá thì nhất định phải biết bơi ư? Tình yêu không kết quả, chỉ cần nở hoa, màu sắc đã rực rỡ rồi”.

 

Tác giả: Mai Phương - Bookademy

-----

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

 

Xem thêm

Câu chuyện của sách trộn lẫn giữa những vui tươi hớn hở của tuổi mới lớn với những tiếc nuối khôn nguôi về thời thanh xuân tươi đẹp lặng lẽ qua đi, là cơn lốc nhỏ đan xen từ những vui có, buồn có rồi hằn học, chòng ghẹo của tuổi học trò hòa lẫn cả những quan tâm dịu dàng, chân thật vô cùng. Xuyên suốt câu chuyện, các bạn như đắm chìm vào mỗi tình tiết, lật dở từng trang từng trang bạn sẽ không cầm lòng được mà thốt lên khe khẽ “À, giống mình quá vậy”. Những buổi học rồi cả đến những tâm tình, tất cả đều diễn ra nhẹ nhàng. Kết thúc cũng rất nhẹ nhàng. Họ lớn, tâm tư, tình cảm cũng thay đổi nhưng cái tình bạn tuyệt đẹp họ dành cho nhau thì mãi không hề suy chuyển, thứ tình cảm đẹp nhường ấy luôn khiến nhiều người hâm mộ và không giấu được ganh ganh tỵ. Cái kết rất hay, tôi đã nuối tiếc rất nhiều khi hai nhân vật chính đã không đến được với nhau, dù cứ ngỡ bấy nhiêu khó khăn cùng trải qua đã đủ để họ có thể nắm tay nhau mà sánh vai bước đi hết quãng thời gian còn lại suốt đời. Họ đã thấu hiểu, thông cảm lẫn nhau trong sự chờ đợi. Khi bạn đọc xong câu chuyện, tôi tin rằng bạn sẽ nghĩ: có lẽ kết thúc như thế lại là kết thúc đẹp cho tình bạn trong sáng đến tinh khiết để rồi khắc cốt ghi tâm vào kí ức đã trải qua trong quãng thời gian thanh xuân ấy.

 Một câu chuyện tình, nhất là chuyện tình lứa tuổi học trò, đâu phải lúc nào cũng phải có kết thúc viên mãn như trong truyện cổ tích công chúc gặp hoàng tử bạch mã. Đến khi trưởng thành, nhớ lại quãng thời gian trước kia gian xảo chỉ để tranh giành một cô gái cũng chỉ cười hềnh hệch cho qua, bởi chẳng ai nào có được cô ấy cả, nhưng tình cảm với cô gái kia ngày ấy lại không hề mất đi, thậm chí còn thấm thía hơn. Bọn con trai ngày ấy đã cùng nhau vui vẻ mà chúc phúc cho cô gái ấy hạnh phúc suốt đời bên người mình yêu.

 “Nếu bạn cực kì thích một cô gái, bạn sẽ biết! Thật lòng chúc cho cô ấy mãi hạnh phúc bên người khác vốn là chuyện không thể nào. Tôi sai rồi! Thì ra khi bạn cực kì thích một cô gái, khi cô ấy có người thương, người yêu, bạn sẽ thật lòng thật tâm chúc phúc cho cô ấy. CHÚC CÔ ẤY ĐƯỢC MÃI MÃI HẠNH PHÚC”  – Đây chính là lời của nam chính Kha Cảnh Đằng trong câu chuyện.

 Rất cảm ơn tác giả Cửu Bả Đao, đã giúp chúng ta kịp nhận ra tuổi trẻ thực quan trọng đến nhường nào để rồi sẽ cố gắng, nắm lấy tuổi thanh xuân của bản thân không trôi qua vô ích để rồi phải nuối tiếc. Chúng ta đã và đang sống trọn từng phút từng giây để tận hưởng không bỏ xót bất kì khoảnh khắc nào của tuổi thanh xuân, sợ rằng chiếc xe buýt mang tên Thời Gian sẽ đưa Kí Ức đi xa mất để chúng ta sẽ đau khổ đến nhường nào…

 

Nhiều bạn chắc quen thuộc với quyển này lắm rồi. Nhưng mà mình vẫn muốn viết vài lời giới thiệu, bởi vì đây là một quyển sách rất đặc biệt. Và cho dù rất nhiều người đánh giá bộ phim được làm thành công hơn quyển tiểu thuyết, mình vẫn nghĩ sẽ là một thiệt thòi nếu như bạn không đọc quyển sách này.

Tóm tắt cho bạn nào chưa từng xem phim lẫn đọc truyện. Kha Cảnh Đằng và Thẩm Giai Nghi là bạn học chung từ hồi cấp hai. Kha Cảnh Đằng – thích vẽ truyện tranh, học hành bét nhè, ngây ngô và ngớ ngẩn đến phát rồ, Thẩm Giai Nghi – chín chắn chỉn chu, học sinh gương mẫu, thầy yêu bạn mến. Một cô gái, năm thằng con trai, năm cuộc chinh phục với những vấn đề khác của cái tuổi dở dở ương ương. Tất cả bọn họ đều sống những năm trung học thật cuồng nhiệt. Không cần biết kết quả như thế nào, chỉ cần cứ tiếp tục tiếp bước là đã rất đáng trân trọng rồi.

Tuy giọng văn không quá độc đáo, nhưng Cửu Bả Đao biết cách khiến người đọc đằm mình vào câu chuyện với lối viết gần gũi và hài hước, để rồi thay đổi xoành xoạch qua nhẹ nhàng tình cảm rất khéo léo. Câu chuyện của Cửu Bả Đao không phải là quá hiếm có. Có thể có hàng trăm hàng nghìn người có thể kể được một câu chuyện như thế này, nhưng chắc chắn không ai có thể khiến người đọc, người nghe có thể trải nghiệm được tất tần tật những cảm xúc thăng hoa như Cửu Bả Đao đã làm được. ( Và yên tâm là nó không phải một quyển tiểu thuyết sến toàn những lời yêu đương nhạt nhẽo đâu. (tuy là vẫn có lúc sến) Nó tràn đầy năng lượng và rất sống động.)

Khác với phim, truyện không miêu tả kỹ lắm Thẩm Giai Nghi. Có lẽ là vị lời kể là của Kha Cảnh Đằng. Trong truyện cũng kể thêm nhiều sự việc khác mà bộ phim không đề cập đến như những chi tiết về trường lớp vào những năm cấp hai, chuyện tình với Lý Tiểu Hoa của Cảnh Đằng, những mùa hè mà nhóm bạn đã ở bên nhau. Với mình thì những chi tiết này đã khắc họa kĩ càng hơn nhân vật Kha Cảnh Đằng với tính ấu trĩ trẻ con cùng với tự tôn ngây ngất của bọn con trai. ( Sẵn tiện mà nói thì mình chưa bao giờ hiểu được bọn con trai cả. Đọc xong truyện chắc cũng được “khai sáng” tí ti. 

Nhìn chung mà nói thì cuốn tiểu thuyết không tập trung xoáy sâu vào câu chuyện tình như bộ phim, mà gần như kể về tất cả mọi người, từ nhân vật chính đến tuyến nhân vật phụ. Điều này khá thỏa mãn mình vì mình nghĩ là vì cả năm chàng trai đều đã bỏ ra một phần tuổi trẻ của mình để theo đuổi Thẩm Giai Nghi, mình rất muốn biết khi ấy bọn họ đã thế nào. Cửu Bả Đao đã ghi trọn lại từng khoảnh khắc, từng khung cảnh đẹp đẽ ấy của bọn họ. Và với mình thì đó là giai điệu rộn ràng và vui tươi nhất của tình bạn và tình yêu, đan xen nhau từng khoảng trầm lặng và những nốt cao vút.

Chắc chắn ai cũng có thể bắt gặp bản thân mình ở trong quyển sách này. Vài lần cảm nắng, vài cú tỏ tình thất bại, vài ước mơ bây giờ vẫn không thực hiện được. Cửu Bả Đao thể hiện được tất cả những cảm xúc phức tạp của tuổi thiếu niên, những hoài bão nóng rực cả bầu trời. Bạn sẽ bật cười với vài cuộc đối thoại ngớ ngẩn, vài suy nghĩ điên rồ, nhưng rồi cũng sẽ đẫm nước mắt chỉ với một cử chỉ nhỏ, một lời nói quan tâm. Quyển sách không chứa đựng những gì tinh túy nhất, mà chất chứ những tình cảm thô sơ nhất. Nó làm bạn thấy ấm lòng và mỉm cười trong những hôm mệt mỏi.

Cuốn sách có một kết thúc không gay cấn. Nó chỉ du dương và dịu dàng đi dần dần vào trái tim người đọc. Chắc chắn đó không là cái kết viên mãn. Nhưng điều làm nên thành công của quyển sách không phải nó kết thúc như thế nào, hay nó bắt đầu ra sao, mà là ở chính quá trình của quyển sách. Ta sẽ cùng khóc cùng cười với từng nhân vật, để rồi nhận ra khi bọn họ từng bước trưởng thành, bên trong bạn cũng có gì đó bắt đầu thay đổi. Điều thích thú nhất khi mình đọc xong quyển sách này là mình bỗng nhiên ước ao được sống thật ý nghĩa tuổi thanh xuân này, mong muốn được đâm đầu vào mà không cần suy nghĩ đến hậu quả, thèm khát cái dại khờ, ngốc nghếch mà trong sáng, dễ thương của tình cảm tuổi mới lớn. Đọc xong rất khâm phục tác giả (Kha Cảnh Đằng), bởi vì hiềm có chàng trai nào có thể giữ tình cảm mình lâu đến như vậy mà không nói ra. Thấy trân trọng và yêu thương từng nhân vật trong truyện, để rồi tự nhủ phải cố gắng thật nhiều, phải lao vào cuộc đời và trao cho nó mọi nhiệt huyết của mình để sau này không hối tiếc.

Thế nên đọc ngay đi nhé, trước khi tuổi trẻ đi qua mất.

Bên tiếng kêu tích tắc của chiếc đồng hồ, tôi lại lặng mình ngồi suy nghĩ miên man thật lâu với những trăn trở suy tư hỗn độn. Mọi thứ chạy qua tôi tưởng chừng như thật nhanh khiến tôi một cảm giác sợ hãi, nhưng cảm giác chốc qua đi và tôi bình tĩnh gửi tâm hồn mình vào một – cuốn – sách. Nhẹ nhàng, tình cảm pha một chút ồn ào của tuổi trẻ nhưng chạm đến đáy trái tim người đọc để ai cũng phải đau đáu suy tư – đó là cách mà Cửu Bả Đao dẫn tôi đến với ”Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi”.

Lần đầu cầm trên tay cuốn tiểu thuyết này tôi mới là đứa trẻ rồ dại tuổi 13, bao nhiêu cái tinh túy tuổi trẻ của Cửu Bả Đao tôi đều gói ghém rất cẩn thận xếp vào một phần kí ức. Để đến khi bước đến ngưỡng cửa của tuổi 17, vô tình lật lại từng trang sách tôi mới biết những điều thú vị, hấp dẫn mà Cửu Bả Đao mang đến hay biết nhường nào.

Khúc ca “Cô gái năm ấy chúng ta từng theo đuổi” dường như được cất lên bằng chính cuộc đời của tác giả, tất cả các chi tiết trong truyện được xâu chuỗi thành một thước phim quý giá lưu giữ dư vị ngọt ngào nhất của tuổi thanh xuân. Câu chuyện chứa đựng gam màu ấm áp và sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ sẽ giúp người đọc chúng ta tìm thấy chính mình trong góc nhỏ tâm trí nhân vật.

Từng dòng chữ trong Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi mà Cửu Bả Đao mang đến đã ăn sâu vào tiềm thức của người đọc từ bao giờ không biết. Dù 13, 17 hay ngoài 20 mỗi độc giả sẽ luôn có cách nhìn sâu sắc hơn về cuốn sách này vì nó là câu chuyện của tuổi trẻ, luôn luôn đầy ắp dư vị thanh xuân ngọt ngào, sâu lắng và khiến người ta phải nhớ thương vô cùng. Cũng chính nhiệt huyết sôi nổi cùng biết bao hương vị của tuổi trẻ ấy đã thôi thúc tôi viết bài viết này. Mong rằng có thể một lần có thể chạm tới trái tim bạn đọc… một chút yêu thương… một chút chân thành !

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng, thanh xuân rốt cuộc là gì chưa ?

Đó là đám bạn tinh nghịch, là lớp học cuối hành lang, là bài tập đọc mãi không hiểu hay là cô bạn cùng lớp mình thầm thương ?

Nếu bạn cần câu trả lời, mình nghĩ “Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi” là một lựa chọn đúng đắn để bạn giải đáp được những câu hỏi về thanh xuân của chúng ta đấy !

 Khi mới nghe tên, có lẽ cả bạn và mình đều sẽ nghĩ : “Chỉ là một quyển tiểu thuyết ngôn tình vườn trường thôi mà.” Nhưng không. Mình cam đoan với các bạn, cuốn sách này không chỉ là một chuyện tình, nó là cả thời niên thiếu của chúng ta.

 Nội dung truyện rất nhẹ nhàng, kể về cậu bạn cá biệt Kha Cảnh Đằng đem lòng thích cô bạn học giỏi nhất lớp Thẩm Giai Nghi. 2 người ở bên nhau suốt những năm tháng cấp 3 tươi đẹp nhất đời người với tư cách…là bạn. Những ngày ấy thật đẹp, Kha Cảnh Đằng thay đổi bản thân tốt đẹp hơn vì Thẩm Giai Nghi, Thẩm Giai Nghi chưa từng để mắt đến mẫu con trai như Cảnh Đằng thì lại đôn đốc giúp cậu học tập. Giữa họ lúc ấy, là một tình cảm “trên tình bạn, dưới tình yêu” – khó nói nhưng đáng trân trọng.

Nhưng, đó là họ của năm tháng ấy.

Khi Giai Nghi và Cảnh Đằng trưởng thành, họ đã bỏ lỡ mất nhau. Giai Nghi cần một người đàn ông để tựa vào, cô mong một cuộc sống tĩnh lặng. Cảnh Đằng thì quá nhiều hoài bão, mãi mãi không thể ổn định như Giai Nghi mong muốn.

Và, họ rời khỏi cuộc sống nhau. Mỗi người có một lối đi riêng, một dự định mà người kia không thể tham gia. Dòng thời gian cứ trôi như vậy, Giai Nghi trải qua một vài cuộc tình miễn cưỡng. Cảnh Đằng yêu ai cũng không quên được hình bóng Giai Nghi.

Đối với mình, đây là một cuốn sách rất buồn. Nó không quá mới mẻ, không quá đột phá, không có tình huống gay cấn hay nội dung khó lường như những cuốn tiểu thuyết khác.

Nhưng nó đúng với mỗi chúng ta.

Ai cũng có thể nhìn thấy bản thân mình trong này. Ai cũng có thể cảm nhận được cảm giác của nhân vật. Và quan trọng hơn hết, cuốn sách đã viết ra được tâm tư tình cảm của bất cứ cô cậu học trò nào từng có tình yêu cấp 3.

Cuốn sách với lời văn hài hước nhưng vẫn sâu lắng, mạch cảm xúc chân thật, dường như dành cho bất cứ ai đã, đang và sẽ 17 tuổi – tuổi đẹp nhất màu áo trắng.

“You are the apple of my eye” – cậu là người con gái tớ yêu, tớ mong cho đến tận mãi sau này, cậu vẫn nhớ về tớ là chàng trai đặc biệt nhất.

“Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi” – hãy đọc nó, vì chính bạn sẽ thấy được bản thân mình trong đó đấy !

Nói thật mình là một fan của phim ngôn tình, giả tưởng cổ trang thần thoại lại cảng khoái. Tuy nhiên, mình đặc biệt không thích đọc truyện ngôn tình của Trung Quốc/Đài Loan. Mình đã đọc thử qua một vài truyện được chuyển thể thành phim nhưng nhận xét chung là câu từ đơn giản, nội dung tình thù muôn kiếp, chia ly khổ biệt, sến sẩm... Nói tóm lại không mang đến giá trị cảm nhận nhất định nào trong lòng mình. Vì thế, những đầu sách tương tự như thế mình cũng ít quan tâm.

 Dạo gần đây, để thay đổi không khí và đa dạng thể loại sách, chẳng hiểu sao mình lại muốn tìm về dòng văn học, tiểu thuyết tình yêu. Và "Cô Gái Năm Ấy Chúng Ta Cùng Theo Đuổi" là một cuốn sách được đề xuất khá nhiều, nhận được những đánh giá tích cực. Mình tò mò khám phá thử.

 Sau khi tìm hiểu về cuốn sách, mình mới biết tác phẩm đã được chuyển thể thành phim điện ảnh (You are the apple of my eye) năm 2010 và trở nên hot nhất tại Đài Loan, Singapore, Hồng Kông và Nhật Bản. Điều đáng nói là bộ phim này do chính Cửu Bả Đao đạo diễn, lược bỏ và thay đổi một số phần so với cốt truyện. Nhưng nghe nói là theo chiều hướng hấp dẫn hơn. Có thời gian, nhất định bạn nên xem thử nhé.

 "Cô Gái Năm Ấy Chúng Ta Cùng Theo Đuổi" được viết như một cuốn tiểu thuyết, nhưng theo mình thì nó giống như một cuốn hồi ký của chính tác giả hơn. Cuốn sách chính là cả thanh xuân của tác giả, là miền ký ức vĩnh viễn không thể nào quên của thời ngây ngô trẻ dại. Cuốn sách về tình yêu thanh xuân nhẹ nhàng, có tươi đẹp, có buồn đau nhưng không bi lụy, chắc chắn sẽ để lại trong lòng độc giả nhiều dư vị khó quên.

 Tình yêu tuổi học trò của Kha Cảnh Đằng trong sáng, quyết liệt nhưng cũng khá buồn cười. Nhân vật chính trong tác phẩm tình yêu này có thể xem là Kha Cảnh Đằng và Thẩm Giai Nghi. Anh chàng Kha Cảnh Đằng – “chuyên gia quậy phá đứng đầu bản danh sách đen” không bao giờ bị đánh bại bởi những hình phạt do thầy cô đưa ra nhưng lại cảm thấy tự ti xấu hổ khi đứng trước Thẩm Gia Nghi – một cô nàng ngoan hiền, có thành tích học tập lúc nào cũng nằm trong Top 3 toàn trường. Tưởng đâu rằng từ đầu chí cuối, cậu chỉ nhất kiến chung tình với Thẩm Giai Nghi, nhưng đâu phải thế. Bạn hẳn sẽ không thể quên được cuộc tình chóng vánh, đầy những bất ngờ, hài hước của cậu với cô bé Lý Tiểu Hoa năm cấp 2. Cậu thiếu niên luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết khi yêu vừa mới trồng cây si Lý Tiểu Hoa ngày ngày lại nhanh chóng thay đổi mục tiêu sau một buổi ở lại trường tự học.

"Cô Gái Năm Ấy Chúng Ta Cùng Theo Đuổi" không đơn thuần chỉ là câu chuyện tình yêu đọc thoáng qua giải trí. Trong nó ẩn chứa khá nhiều quan điểm, suy ngẫm về tình yêu, về cuộc sống. Bạn chìm đắm trong câu từ, đôi khi gật đầu tán đồng, thoáng chút buồn, thoáng chút vui, rất đáng để cảm nhận. Mình trích dẫn dưới đây những đoạn văn yêu thích nhất, hy vọng bạn sẽ tự mình khám phá thêm những điều thú vị nữa từ cuốn sách.

Khép lại cuốn sách, bạn sẽ không cảm thấy một nỗi buồn sâu sắc day dứt nào, vì thực sự câu chuyện được viết ra hoàn toàn không phải với tâm thế bi lụy, xót thương. Tất cả những gì còn lại chỉ là một niềm lưu luyến nhẹ nhàng, bâng khuâng, một cái kết không viên mãn nhưng lại rất ấm lòng của thời thanh xuân ấy. Ai ai trong chúng ta cũng đã từng sống qua những năm tháng ấy, có thể cũng đã từng là một Kha Cảnh Đằng sôi nổi nghịch ngợm với nguyên tắc tình yêu rất đẹp, bao giờ cũng theo đuổi người mình yêu với tâm lý mong cầu vĩnh viễn bên nhau.

Tuy nhiên, ý tưởng học hỏi và khuyến khích một sở thích để mọi người làm khi rảnh rỗi là một điều tốt. Vấn đề là nó đơn giản là không hoạt động. Một khi không thể ép người ta học, cũng không thể ép người ta có sở thích. Mọi người thường có xu hướng lười biếng, giống như cách nước chảy xuống dốc một cách dễ dàng nhất có thể. Tuy nhiên, tôi thấy rằng lấy bản chất con người làm cái cớ để không nỗ lực phát triển bản chất con người là một lời bào chữa khá tồi, và nếu chúng ta đã duy trì quan điểm đó thì những tiến bộ đã đưa chúng ta đến vị trí như hiện nay sẽ không bao giờ đã xảy ra. Tuy nhiên, điều tôi tin là chúng ta có thể khai thác được tiềm năng của mỗi người. Thực sự có rất nhiều người ngoài kia, trừ khi được thúc đẩy, sẽ không bao giờ mong muốn phát huy được tiềm năng của mình, tuy nhiên, cũng có những người khác không thể phát huy được tiềm năng của mình do bị ràng buộc trong một hình thức nô lệ nào đó. Vì vậy, chúng ta cần đấu tranh chống lại các thế lực nô lệ này để nhân loại có thể thực sự phát huy được tiềm năng của mình.

Điều thú vị mà chúng tôi nhận thấy về xã hội của anh ấy là tập trung vào học tập cũng như tập trung vào công việc, tuy nhiên công việc không kéo dài quá lâu khiến người lao động không có thời gian rảnh. Trên thực tế, mọi người trong xã hội đều có một loại công việc để làm (đó là sự chỉ trích đối với xã hội có giai cấp ở Anh thời đó, nơi mà người lao động sẽ làm việc gần như cả đời, trong khi các tầng lớp đặc quyền sẽ sống xa hoa nhờ lưng của họ). Tuy nhiên, tôi lưu ý rằng thời gian rảnh không liên quan đến việc ngồi trước TV xem thể thao (hoặc ít nhất là tương đương với thế kỷ XVI) hoặc đến quán rượu và đánh bạc trong khi uống bia. Đây là một lời chỉ trích (như Aldous Huxley tán thành) về việc cho tầng lớp lao động quá nhiều thời gian rảnh, và đó là vì họ sẽ đơn giản lãng phí nó. Theo một cách nào đó, điều đó là đúng, bởi vì mặc dù bây giờ tôi rất muốn có thời gian rảnh nhưng tôi đã nhận thấy (và trường hợp này cũng xảy ra với chính tôi) rằng rất nhiều người không sử dụng thời gian rảnh của mình một cách hiệu quả. Tôi dạo quanh các quán rượu ở ngoại ô Melbourne và thấy ở đó có rất nhiều người ngồi bên máy đánh bạc, uống bia và đánh bạc. Khi tôi còn trẻ, dù chưa bao giờ nghiện cờ bạc nhưng tôi thường lãng phí thời gian rảnh của mình để làm những việc tương tự (cụ thể là nhập vai hoặc chuẩn bị trò chơi nhập vai).

Tuy nhiên, tôi không nhất thiết nghĩ rằng đây là những gì More đang nói trong tác phẩm của anh ấy bởi vì tôi nghi ngờ rằng những gì anh ấy đang làm là sử dụng nó như một lời chỉ trích xã hội Anh hiện tại và thay vì chỉ đơn giản viết ra một danh sách dài những điều sai trái với xã hội. vào thời điểm đó (chẳng hạn như ví dụ mà anh ấy đưa ra lúc đầu với việc những tên trộm bị xử tử chỉ vì ăn trộm một ổ bánh mì), anh ấy đang vẽ ra một bức tranh về một xã hội hoàn hảo sẽ trông như thế nào và sử dụng điều này làm mục tiêu mà xã hội ở thời điểm đó thời gian nên bắt đầu di chuyển về phía trước. Chắc chắn hơn không phải là người đầu tiên tạo ra bức tranh như vậy, và bất kỳ ai đã đọc Plato chắc chắn sẽ thấy ảnh hưởng của Plato đối với More. Theo một cách nào đó, cuốn sách này dường như bị ảnh hưởng đáng kể bởi Cộng hòa của Plato, cũng như các bài viết của Plato về thành phố Atlantis (và gợi ý ở đây là More biết rằng Atlantis chưa bao giờ thực sự tồn tại và đó chỉ đơn giản là một nơi mà Plato đã tạo ra. để chứng minh một khuôn mẫu về xã hội hoàn hảo của mình).

Xã hội hoàn hảo như một lời phê phán của nước Anh thời Tudor

30 tháng 11 năm 2013

Tôi định mở đầu bài bình luận này bằng 'nơi chưa có con người nào từng đến' cho đến khi tôi nhận ra rằng phần mở đầu của Star Trek thực sự là 'Không gian, biên giới cuối cùng' và sau đó lan man thêm một chút trước khi nói 'mạnh dạn đi đến nơi không có con người' đã đi trước'. Bạn có thể thắc mắc tại sao tôi lại liên kết cuốn sách do một giáo sĩ viết ở thế kỷ 16 với một bộ truyện khoa học viễn tưởng rất nổi tiếng từ những năm 1960, và trong một số trường hợp, tôi có thể tự đặt câu hỏi đó. Có phải đơn giản là vì tôi đang lạc đề? À, không hẳn vậy, bởi vì những gì chúng ta có trong Star Trek, hoặc ít nhất là trong các phiên bản hiện đại hơn của loạt phim, là một xã hội lý tưởng nơi nhân loại đã giải quyết được tất cả các vấn đề của mình và rằng chúng ta hiện là những người vượt trội có thể dẫn dắt thiên hà như một tấm gương sáng về đạo đức (mặc dù nếu xem kỹ bộ truyện, bạn sẽ nhận thấy rằng xã hội không tưởng này cuối cùng sẽ sụp đổ trong những mâu thuẫn của chính nó).

Tôi nhận thấy rằng tôi đã sử dụng điều không tưởng trong đoạn văn trên, và nếu có một điều mà cuốn sách này đã đóng góp cho ngôn ngữ tiếng Anh, đó là từ không tưởng, về cơ bản mô tả một xã hội hoàn hảo. Tuy nhiên, như tôi đã từng chỉ trích Star Trek trong quá khứ vì đã tạo ra niềm tin (ít nhất là với những người mê khoa học viễn tưởng) rằng sẽ có một sự kiện quan trọng nào đó trong tương lai sẽ thay đổi xã hội loài người và khiến mọi người nhận ra rằng về cơ bản họ đã có đã từng giận dữ với nhau và đột nhiên họ nhận ra rằng họ sẽ không còn giận dữ nữa mà thực sự bắt đầu đối xử tốt với nhau và bắt đầu làm việc để giúp nhau tốt hơn, rõ ràng họ không phải là những người đầu tiên tạo ra lý tưởng này (và chắc chắn sẽ không phải là lần cuối cùng).

“Erasmus (Một triết gia và nhà thần học người Hà Lan) đã viết cho một người bạn vào năm 1517 rằng anh ấy nên gửi cho More's Utopia nếu anh ấy chưa đọc nó, và mong anh ấy nhìn ra nguồn gốc thực sự của mọi tệ nạn chính trị” And to More, Erasmus viết về cuốn sách của ông, “Một thị trưởng của Antwerp hài lòng với việc ông ta thuộc lòng tất cả.”

Tiểu thuyết đen tối mới nhất bạn đọc là gì? Phải chăng đã có quá nhiều đau khổ vượt quá giới hạn? Thành phố trong tiểu thuyết đó có bị hủy diệt không? Chúng ta hãy đi đến bờ bên kia, thành phố nở hoa vĩnh cửu, câu chuyện về sự dồi dào và mãn nguyện, niềm vui và hạnh phúc. Bạn đã đọc Erewhon của Samuel Butler hay Candide của Voltaire chưa, đây là một số ví dụ về khía cạnh khác này, được gọi là cạnh Không tưởng.

Tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ cuốn sách mà tôi đọc gần đây. Điều không tưởng của Thánh Thomas More! Tên của cuốn sách này đã trở thành một tính từ để chỉ bất cứ điều gì không thực tế - chúng tôi gọi nó là không tưởng. Nhưng tôi nhận thấy những ý tưởng trong cuốn sách không hề thiếu thực tế. Văn xuôi vui tươi, trong sáng; những lời góp ý cũng rất hóm hỉnh và nghiêm túc.

Cuốn sách này được viết bằng tiếng Latin vào đầu thế kỷ XVI. Nếu gạt tính thực tiễn của tất cả những gì được nói trong cuốn sách sang một bên, thì giọng văn của cuốn sách vẫn rất độc đáo và dễ đọc và tôi thấy cách tác giả công kích các vấn đề chính trị - xã hội là khá khai sáng!

Tôi rất thích cấu trúc và văn xuôi. Ngược lại với sự mong đợi của tôi, cuốn sách hóa ra lại là một điều tuyệt vời đối với tôi. Tôi biết hầu hết mọi người có thể đã đọc nó trong chương trình giảng dạy, nhưng cuốn sách này cũng không tệ đối với người đọc nói chung. Thật dễ dàng để nắm bắt và bạn có thể thích nó nếu bạn đang muốn thử thách vị giác của mình với một cuốn sách cổ độc đáo.

Sau khi kiểm tra khả năng ngôn ngữ trí tuệ của tôi với văn bản cổ xưa này, tôi sẽ cho rằng cuốn sách này thật trang nhã!