Tĩnh Lặng, đáng để đọc dành cho tất cả mọi người, bởi ở chúng ta đang sống trong một thế giới huyên náo, ai cũng cần có cho mình những khoảng thời gian để được nghỉ ngơi. Cuốn sách cũng là một lựa chọn để làm quà tặng những người chúng ta yêu thương, những người mà nên dành cho bản thân họ khoảng lặng sau những năm tháng sống vội vã. Tuy vậy, những đọc giả, đặc biệt là những người trẻ đang thăng trầm nên đọc cuốn sách ở lúc chúng ta sẵn sàng ngẫm nghĩ về những điều đã qua, sắp qua, và sẽ qua.

Bạn, tôi hay những người trẻ mà chúng ta lướt qua nhau hàng ngày, không chừa một ai, chúng ta là công dân millennials, được thừa hưởng những tiến bộ phát triển của nhân loại. Chúng ta đang được sống dưới một xã hội của công nghệ, của vạn vật kết nối, ngồi yên một chỗ cũng có thể rủ đứa bạn đi chơi chỉ sau vài tiếng tút điện thoại. Gần nhau là thế, nhưng có lúc nào bạn tự cảm thấy mình cần một không gian để thực sự thoải mái. Có lúc nào, một vài người khuyên bạn nên “Bình tĩnh lại! Có chuyện gì rồi từ từ giải quyết!”. Việc này xảy ra với tôi thường xuyên, là một người trẻ điển hình, tôi có nhiều thứ phải chia nhỏ thời gian trong ngày của mình: việc công ty, việc dự án, việc học ngoại ngữ, và cả những mối quan hệ. Mọi thứ quanh tôi vẫn diễn ra bình thường, cho tới một ngày cuối năm tôi hứng thú nhìn lại một năm qua mình đã làm được gì. Câu trả lời của tôi là không gì cả! Phải chăng, tôi đã quan tâm quá nhiều để rồi thực sự mình không đi tới tận cùng của một lĩnh vực nào cả? – Tôi tự hỏi. Nếu tôi bớt đi một chút thời gian cho những mối quan hệ xã giao, thì tôi đã hoàn thành được khóa học tiếng Anh của mình. Nếu tôi muốn tập trung vào dự án start-up thì tôi không nên nhận quá nhiều việc ở văn phòng. Tôi nhận ra, tôi và bạn – chúng ta giống nhau, đều bị con tạo xoay vần giữa một xã hội “nhanh như vũ bão”, ai may mắn hơn, thì có danh hiệu ở một lĩnh vực nào đó, nhưng không tránh khỏi những lo âu về những thái cực còn chưa tốt.

Một ngày nọ, tôi chọn cho mình cuốn sách để chữa lành những suy nghĩ của bản thân, Tĩnh Lặng - cuốn sách thứ 11 của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đó là một sự lựa chọn đúng, ít nhất là cho tâm trí của tôi ở thời điểm đang bị rối tung lên vì tất cả những thứ xung quanh. Nếu những người trẻ chúng ta cũng đang loay hoay vì những lí do nào đó, thì những chân tâm trong Tĩnh lặng sẽ là phương pháp ý nghĩa khi chúng ta ngẫm về những gì đã xảy ra.

Tĩnh Lặng là một cuốn sách thuộc thể loại kỹ năng, nhưng khác hẳn với những kỹ năng với tràn đầy những công thức, những hướng dẫn của một người đi trước nào đó. Cuốn sách đưa ra một góc nhìn an nhiên, không dùng chỉ để đọc, mà để suy ngẫm và cảm nhận.

Tĩnh Lặng, đáng để đọc dành cho tất cả mọi người, bởi ở chúng ta đang sống trong một thế giới huyên náo, ai cũng cần có cho mình những khoảng thời gian để được nghỉ ngơi. Cuốn sách cũng là một lựa chọn để làm quà tặng những người chúng ta yêu thương những người mà nên dành cho bản thân họ khoảng lặng sau những năm tháng sống vội vã. Tuy vậy, những đọc giả, đặc biệt là những người trẻ đang thăng trầm nên đọc cuốn sách ở lúc chúng ta sẵn sàng ngẫm nghĩ về những điều đã qua, sắp qua, và sẽ qua.

Tác giả thiền sư Thích Nhất Hạnh là một thiền sư người Việt được đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở Phương Tây chỉ sau Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 (Tenzin Gyatso). Những cuốn sách của thiền sư, thiên về Phật và Tâm Pháp, nơi người đọc có thể tìm về căn tính, và tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.”

Trước khi đề cập tới nội dung Tĩnh Lặng, chúng ta cùng đi qua hai khái niệm Tâm Tĩnh.

Bàn về Tâm, tác giả Murakami có viết trong cuốn Rừng Nauy: Mỗi người đều có một khu rừng của riêng mình, có lẽ chúng ta chưa từng đi qua, nhưng nó đã ở đó và sẽ luôn ở đó. Khu rừng, chính là nội tâm của mỗi người, nơi mà không ai có thể chạm tới được, nơi mà nó luôn tồn tại dù chúng ta có trở thành ai theo thời gian. Trái tim và cảm xúc là Tâm, nhưng Tâm không chỉ có trái tim và cảm xúc. Tâm là trung tâm của cốt lõi, và là cội nguồn của bản tính.

Bàn về Tĩnh, người trẻ chúng ta thường nhận thức đó thuộc về một trạng thái dừng của chuyển động. Nhưng chúng ta cũng được học, mọi vật luôn luôn chuyển động, do các phân tử nhỏ li ti chuyển động không ngừng. Nói tóm lại, trong Tĩnh Động. Hay nói cách khác, Tĩnh là một cảnh giới cao nhất của chuyển động, chuyển động tới nỗi tĩnh lặng. Như một dòng sông, nhìn thì có vẻ đứng yên, nhưng ở bên trong đó là vô vàn sự vật chuyển động theo dòng chảy. Tĩnh còn là một loại trí tuệ.

Nội dung của cuốn sách nhắc tới nhiều khái niệm cũ nhưng mới. Cũ là ở vấn đề xảy ra trong xã hội ngày qua ngày, mới là ở góc nhìn về thực tại, về nội tâm:

1.     Hạnh phúc.

Chúng ta mất rất nhiều thời gian để đi tìm một cái gọi là hạnh phúc, trong khi đó thế giới quanh ta đầy màu nhiệm. Hạnh phúc là điều được mọi người nhắc tới hàng ngày, hàng giờ, thậm chí là hàng phút, nhưng thực ra có ai trả lời được câu hỏi Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc có phải là khi con người nở một nụ cười hay không?

Bạn sẽ có một câu trả lời có thể khác và có thể giống tôi cho những câu hỏi trên, nhưng đa phần chúng ta đều phải cất nhắc rồi mới đưa ra câu trả lời theo nhiều ý. Điều đó cho thấy là ít người có thể chắc chắn rằng ý niệm về sự hạnh phúc của họ. Có lúc họ cười, nhưng ẩn sau nụ cười đó thì không nhiều người hiểu. Đó là lí do mà con người chạy đi tìm hạnh phúc. Nhưng làm sao họ có thể tìm thấy khi không thể rõ, điều họ tìm là gì. Thứ duy nhất chúng ta mất, đó là thời gian.

Tĩnh Lặng nhắc về hạnh phúc, là ngay ở thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất hiện tại. Những cảm xúc của bạn ở hiện tại là hạnh phúc, buồn cũng là một dạng hạnh phúc. Những tiếng chim kêu mà bạn nghe được khi đang ở một khu vườn, không phải ai cũng nghe được nó. Điều kiện cần để được sống trong giây phút của hiện tại, đó là tự tâm chúng ta nên tĩnh lặng, đủ để nghe thấy mình là ai.

Nếu tự tâm chúng ta, đầy rẫy những sự ồn ào náo loạn rồi, thì làm sao chúng ta có thể nghe được bất cứ gì nữa. Cũng giống như trong công việc, học tập yêu cầu chúng ta cần tập trung ở giây phút đó, nhưng thân tâm ta lại đang cố gắng giải quyết để có thời gian đi chơi, hoặc nghĩ về những thứ khác, thì chúng ta dễ mắc nhiều lỗi lầm. Bởi vậy, chúng ta học được rằng, mỗi khi đứng trước một vấn đề thì vấn đề đầu tiên nằm ở tự tâm. Chúng ta nên tập luyện để nghe được đâu là tiếng nói của chính bản thân mình, và đâu là sự huyên náo bên ngoài.

Khi đã đủ lắng nghe, thì bản thân ta sẽ không còn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Hạnh phúc là gì? Mà chúng ta sẵn sàng nhìn nhận rằng, mình chưa từng nghĩ về câu hỏi này thực sự nghiêm túc trước đó, còn về sau này khi đã nghĩ về nó, tự tâm ta sẽ cho ra ngay đáp số mà không cần phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm.

2.     Chánh niệm

Mỗi ngày, chúng ta gặp rất nhiều người, rất nhiều những câu chuyện thú vị có, thi vị có, và man mác cũng có. Không ai trách những câu chuyện đó xảy ra ngoài kia vì chúng ta coi đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta lại dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chúng. Chúng ta dễ nổi nóng chỉ vì người khác mắng nhiếc mình, lôi những chuyện không có mà thành có, để bàn tán. Khi ấy, trái tim ta lên tiếng nhưng tâm ta chưa đủ vững để nghe được tiếng gọi đó, chúng ta để những tiếng ồn bên ngoài lấn át.

Khi những câu chuyện đã qua đi, chúng ta mới ngẫm ra rằng thực sự mình cũng không nên như thế. Có những khi, bản thân ta còn nghĩ về hai từ giá như… Lúc đó, chúng ta cần Chánh niệm, sự thực tập làm cho những tiếng ồn trong mình yên lắng lại.

Nếu không có Chánh niệm, chúng ta có thể bị nhiều thứ lôi kéo. Chúng ta dễ xuống cảm xúc vì những tiếc nuối, buồn phiền trong quá khứ. Ta hồi tưởng lại những ký ức, những kỷ niệm đã trải qua, để khổ đi khổ lại, để đau đi đau lại những niềm đau mà ta đã đi qua. Không phủ nhận những từng trải trong quá khứ, nhưng cũng không nên để nó lấn lướt thực tại, rằng chúng ta đã có bài học, đã khôn khéo hơn. Chánh niệm giúp chúng ta tìm được đâu là chính mình, mình cần phải làm gì ở hiện tại thay vì suy nghĩ về quá khứ. Kiểm soát được những cảm xúc từ quá khứ, giúp ta vượt ra khỏi những giới hạn của hiện tại và xa hơn nữa.

Mặt khác, nhiều người trong số chúng ta cũng sẽ bị hấp dẫn bởi tương lai, không nhiều người dám nhìn về hiện tại. Chúng ta lo lắng và sợ hãi về một điều gì đó chưa xảy ra hoặc sắp xảy ra để rồi bấn loạn trước giây phút hiện tại, lúc mà chúng ta cần là chính mình. Hoặc nếu không lo lắng, ta lại trông chờ một điều gì đó hào hứng hơn, một điều gì đó tới và thay đổi cuộc sống của ta, vì hiện tại ta quá chán nản, không có gì đặc biệt. Ta cần Chánh niệm, để không bị kéo đi bởi những tiếng ồn xung quanh, và những tiếng ồn trong tự tâm.

Chánh niệm, như là một lời nhắc nhở chúng ta dừng lại, và im lặng lắng nghe giữa huyên náo, vội vã. Thực tế, trong thời đại đang hội nhập này, không phải lúc nào ta cũng im lặng. Nhưng nếu ta biết nên im lặng lúc nào, thì ta sẽ khai thác được những khía cạnh tốt nhất của bản thân, của sự Chánh niệm. Lúc ta thực sự Tĩnh, là lúc tự tâm ta đang ở cảnh giới cao nhất của sự tập trung.

Chúng ta suy nghĩ về sự tĩnh lặng, là việc giữ cho tâm thế của bản thân bình thản trước những vấn đề của thời cuộc. Chúng ta sẽ có ý niệm về Chánh niệm và ý thức được thực tại là cần tới bình an nội tâm. Quả thực, nếu gặp người bình tâm như nước trước những điều càng lớn, thì chúng ta sẽ ấn tượng, giống như cách mà những bậc hiền triết xưa nay, càng gặp chuyện bất bình càng giữ được tâm tịnh.

3.     Âm thanh

Không phải là khái niệm mà bạn gặp trong kiến thức vật lí, mà đó là khái niệm về âm thanh của vô thanh. Im lặng thường được mô tả là sự vắng mặt của âm thanh, nhưng nó cũng là một âm thanh rất hùng hồn. Cuốn sách Tĩnh Lặng định nghĩa 05 loại âm thanh trong cuộc sống: Diệu âm, Quán Thế âm, Phạm âm, Phúc âm, Thắng Bị Thế Gian âm. Những âm thanh đó mang những ý nghĩa khác nhau nhưng đều được mô tả bởi những hành động yên lặng. Thực tế, khi chúng ta yên lặng là lúc chúng ta đang nghĩ một điều gì đó, lúc đó ta đang lắng nghe âm thanh của chính mình. Và đó không phải là những khái niệm mới, là những điều chúng ta vẫn thường làm hàng ngày mà bản thân ta lại không để ý rằng đó là gì.

Khả năng lắng nghe âm thanh đó, cũng là một định hình tính cách của con người. Chúng ta sẽ tự hỏi Tại sao lại có những người hiểu câu chuyện của mình? Và có câu trả lời cho ý nghĩ: Tại sao không ai lắng nghe mình? Nếu câu chuyện trên có hiện hữu ngoài đời thực, thì hai người mà ta đặt câu hỏi đều lắng nghe ta, nhưng nội tâm của ta lại để những âm thanh dội ngược lại đó định nghĩa rằng một người có lắng nghe, và một người không. Âm vô thanh của ta đã nhìn nhận vấn đề như vậy, nhưng từ tự tâm chúng ta cần phải tĩnh lặng.

Tĩnh Lặng còn được định nghĩa là một dạng thức của việc chúng ta nghe được âm thanh của căn tính. Được cấu tạo từ đất, nước, không khí, ánh sáng, lửa, và tự nhiên. Được sinh ra từ thế hệ đi trước. Do đó, lắng nghe âm thanh nội tâm, đồng nghĩa với lắng nghe những tiếng gọi của sự im lặng, sự dừng chân của tạo hóa. Chúng ta không nhất thiết phải ghì mình chạy theo những tiện nghi vật chất hoặc tiện nghi tình cảm, không cần phải đặt ra những câu hỏi làm thế nào để có đủ tiền, làm thế nào để có nhà cửa, hoặc những câu hỏi như liệu có người nào đó thực sự thương ta không…

Những quan tâm đó là những thứ thiết yếu nhưng một số chúng ta lại dành quá nhiều thời gian về nó, để lạc mất những âm thanh an nhiên, tự tâm.

Lời kết:

Chúng ta đang ngày càng được sống trong những tiện nghi của thời đại, và thừa hưởng những công nghệ kết nối đa chiều. Nhưng điều đó cũng có hai mặt của nó, chúng ta có thể dễ dàng quên đi những bản sắc mà thân tâm mình vốn có để nhường chỗ cho một không gian ồn ào. Từ đó mà chúng ta đánh mất bản ngã của mình, hoặc chỉ luôn quanh quẩn với ý nghĩ về một cuộc sống chồng chất những khó khăn, rắc rối, hoặc ta chọn cho mình một lối sống quá đỗi an nhàn, không tìm kiếm khả năng của bản thân.

Xét cho cùng, thì đó cũng chỉ là những sự lựa chọn riêng của mỗi một người, và mọi người sẽ cảm thông với điều đó. Tĩnh Lặng – cuốn sách đưa ra một chiều tư tưởng về nhìn nhận bản thân mỗi người rõ ràng, là từ tâm. Đó cũng là chìa khóa cho các huyên náo mà đời sống gây ra. Những đọc giả, và riêng thế hệ millennials nên biết và nắm rõ những điều xuất phát từ bên trong con người, thay vì những xu hướng mang tính chất thời của thời đại.

Tác giả: G-Br - Bookademy

-----------------
Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv


Xem thêm

Bạn, tôi hay những người trẻ mà chúng ta lướt qua nhau hàng ngày, không chừa một ai, chúng ta là công dân millennials, được thừa hưởng những tiến bộ phát triển của nhân loại. Chúng ta đang được sống dưới một xã hội của công nghệ, của vạn vật kết nối, ngồi yên một chỗ cũng có thể rủ đứa bạn đi chơi chỉ sau vài tiếng tút điện thoại. Gần nhau là thế, nhưng có lúc nào bạn tự cảm thấy mình cần một không gian để thực sự thoải mái. Có lúc nào, một vài người khuyên bạn nên “Bình tĩnh lại! Có chuyện gì rồi từ từ giải quyết!”. Việc này xảy ra với tôi thường xuyên, là một người trẻ điển hình, tôi có nhiều thứ phải chia nhỏ thời gian trong ngày của mình: việc công ty, việc dự án, việc học ngoại ngữ, và cả những mối quan hệ. Mọi thứ quanh tôi vẫn diễn ra bình thường, cho tới một ngày cuối năm tôi hứng thú nhìn lại một năm qua mình đã làm được gì. Câu trả lời của tôi là không gì cả! Phải chăng, tôi đã quan tâm quá nhiều để rồi thực sự mình không đi tới tận cùng của một lĩnh vực nào cả? – Tôi tự hỏi. Nếu tôi bớt đi một chút thời gian cho những mối quan hệ xã giao, thì tôi đã hoàn thành được khóa học tiếng Anh của mình. Nếu tôi muốn tập trung vào dự án start-up thì tôi không nên nhận quá nhiều việc ở văn phòng. Tôi nhận ra, tôi và bạn – chúng ta giống nhau, đều bị con tạo xoay vần giữa một xã hội “nhanh như vũ bão”, ai may mắn hơn, thì có danh hiệu ở một lĩnh vực nào đó, nhưng không tránh khỏi những lo âu về những thái cực còn chưa tốt.


Một ngày nọ, tôi được một người anh đã tặng cho mình 3 cuốn sách trong đó có cuốn này, cuốn sách để chữa lành những suy nghĩ của bản thân, Tĩnh Lặng - cuốn sách thứ 11 của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tôi đã ấn tượng với cái tựa đề của sách và đã đọc nó trước tiên. Đó là một sự lựa chọn đúng, ít nhất là cho tâm trí của tôi ở thời điểm đang bị rối tung lên vì tất cả những thứ xung quanh. Nếu những người trẻ chúng ta cũng đang loay hoay vì những lí do nào đó, thì những chân tâm trong Tĩnh lặng sẽ là phương pháp ý nghĩa khi chúng ta ngẫm về những gì đã xảy ra.


Tĩnh Lặng là một cuốn sách thuộc thể loại kỹ năng, nhưng khác hẳn với những kỹ năng với tràn đầy những công thức, những hướng dẫn của một người đi trước nào đó. Cuốn sách đưa ra một góc nhìn an nhiên, không dùng chỉ để đọc, mà để suy ngẫm và cảm nhận.


Tĩnh Lặng, đáng để đọc dành cho tất cả mọi người, bởi ở chúng ta đang sống trong một thế giới huyên náo, ai cũng cần có cho mình những khoảng thời gian để được nghỉ ngơi. Cuốn sách cũng là một lựa chọn để làm quà tặng những người chúng ta yêu thương những người mà nên dành cho bản thân họ khoảng lặng sau những năm tháng sống vội vã. Tuy vậy, những đọc giả, đặc biệt là những người trẻ đang thăng trầm nên đọc cuốn sách ở lúc chúng ta sẵn sàng ngẫm nghĩ về những điều đã qua, sắp qua, và sẽ qua.


Tác giả thiền sư Thích Nhất Hạnh là một thiền sư người Việt được đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở Phương Tây chỉ sau Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 (Tenzin Gyatso). Những cuốn sách của thiền sư, thiên về Phật và Tâm Pháp, nơi người đọc có thể tìm về căn tính, và “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.”


Trước khi đề cập tới nội dung Tĩnh Lặng, chúng ta cùng đi qua hai khái niệm Tâm và Tĩnh.


Bàn về Tâm, tác giả Murakami có viết trong cuốn Rừng Nauy: Mỗi người đều có một khu rừng của riêng mình, có lẽ chúng ta chưa từng đi qua, nhưng nó đã ở đó và sẽ luôn ở đó. Khu rừng, chính là nội tâm của mỗi người, nơi mà không ai có thể chạm tới được, nơi mà nó luôn tồn tại dù chúng ta có trở thành ai theo thời gian. Trái tim và cảm xúc là Tâm, nhưng Tâm không chỉ có trái tim và cảm xúc. Tâm là trung tâm của cốt lõi, và là cội nguồn của bản tính.


Bàn về Tĩnh, người trẻ chúng ta thường nhận thức đó thuộc về một trạng thái dừng của chuyển động. Nhưng chúng ta cũng được học, mọi vật luôn luôn chuyển động, do các phân tử nhỏ li ti chuyển động không ngừng. Nói tóm lại, trong Tĩnh có Động. Hay nói cách khác, Tĩnh là một cảnh giới cao nhất của chuyển động, chuyển động tới nỗi tĩnh lặng. Như một dòng sông, nhìn thì có vẻ đứng yên, nhưng ở bên trong đó là vô vàn sự vật chuyển động theo dòng chảy. Tĩnh còn là một loại trí tuệ.


Nội dung của cuốn sách nhắc tới nhiều khái niệm cũ nhưng mới. Cũ là ở vấn đề xảy ra trong xã hội ngày qua ngày, mới là ở góc nhìn về thực tại, về nội tâm:

1. Hạnh phúc.

Chúng ta mất rất nhiều thời gian để đi tìm một cái gọi là hạnh phúc, trong khi đó thế giới quanh ta đầy màu nhiệm. Hạnh phúc là điều được mọi người nhắc tới hàng ngày, hàng giờ, thậm chí là hàng phút, nhưng thực ra có ai trả lời được câu hỏi Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc có phải là khi con người nở một nụ cười hay không?

Bạn sẽ có một câu trả lời có thể khác và có thể giống tôi cho những câu hỏi trên, nhưng đa phần chúng ta đều phải cất nhắc rồi mới đưa ra câu trả lời theo nhiều ý. Điều đó cho thấy là ít người có thể chắc chắn rằng ý niệm về sự hạnh phúc của họ. Có lúc họ cười, nhưng ẩn sau nụ cười đó thì không nhiều người hiểu. Đó là lí do mà con người chạy đi tìm hạnh phúc. Nhưng làm sao họ có thể tìm thấy khi không thể rõ, điều họ tìm là gì. Thứ duy nhất chúng ta mất, đó là thời gian.

Tĩnh Lặng nhắc về hạnh phúc, là ngay ở thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất hiện tại. Những cảm xúc của bạn ở hiện tại là hạnh phúc, buồn cũng là một dạng hạnh phúc. Những tiếng chim kêu mà bạn nghe được khi đang ở một khu vườn, không phải ai cũng nghe được nó. Điều kiện cần để được sống trong giây phút của hiện tại, đó là tự tâm chúng ta nên tĩnh lặng, đủ để nghe thấy mình là ai.

Nếu tự tâm chúng ta, đầy rẫy những sự ồn ào náo loạn rồi, thì làm sao chúng ta có thể nghe được bất cứ gì nữa. Cũng giống như trong công việc, học tập yêu cầu chúng ta cần tập trung ở giây phút đó, nhưng thân tâm ta lại đang cố gắng giải quyết để có thời gian đi chơi, hoặc nghĩ về những thứ khác, thì chúng ta dễ mắc nhiều lỗi lầm. Bởi vậy, chúng ta học được rằng, mỗi khi đứng trước một vấn đề thì vấn đề đầu tiên nằm ở tự tâm. Chúng ta nên tập luyện để nghe được đâu là tiếng nói của chính bản thân mình, và đâu là sự huyên náo bên ngoài.

Khi đã đủ lắng nghe, thì bản thân ta sẽ không còn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Hạnh phúc là gì? Mà chúng ta sẵn sàng nhìn nhận rằng, mình chưa từng nghĩ về câu hỏi này thực sự nghiêm túc trước đó, còn về sau này khi đã nghĩ về nó, tự tâm ta sẽ cho ra ngay đáp số mà không cần phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm.

2. Chánh niệm

Mỗi ngày, chúng ta gặp rất nhiều người, rất nhiều những câu chuyện thú vị có, thi vị có, và man mác cũng có. Không ai trách những câu chuyện đó xảy ra ngoài kia vì chúng ta coi đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta lại dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chúng. Chúng ta dễ nổi nóng chỉ vì người khác mắng nhiếc mình, lôi những chuyện không có mà thành có, để bàn tán. Khi ấy, trái tim ta lên tiếng nhưng tâm ta chưa đủ vững để nghe được tiếng gọi đó, chúng ta để những tiếng ồn bên ngoài lấn át.

Khi những câu chuyện đã qua đi, chúng ta mới ngẫm ra rằng thực sự mình cũng không nên như thế. Có những khi, bản thân ta còn nghĩ về hai từ giá như… Lúc đó, chúng ta cần Chánh niệm, sự thực tập làm cho những tiếng ồn trong mình yên lắng lại.

Nếu không có Chánh niệm, chúng ta có thể bị nhiều thứ lôi kéo. Chúng ta dễ xuống cảm xúc vì những tiếc nuối, buồn phiền trong quá khứ. Ta hồi tưởng lại những ký ức, những kỷ niệm đã trải qua, để khổ đi khổ lại, để đau đi đau lại những niềm đau mà ta đã đi qua. Không phủ nhận những từng trải trong quá khứ, nhưng cũng không nên để nó lấn lướt thực tại, rằng chúng ta đã có bài học, đã khôn khéo hơn. Chánh niệm giúp chúng ta tìm được đâu là chính mình, mình cần phải làm gì ở hiện tại thay vì suy nghĩ về quá khứ. Kiểm soát được những cảm xúc từ quá khứ, giúp ta vượt ra khỏi những giới hạn của hiện tại và xa hơn nữa.

Mặt khác, nhiều người trong số chúng ta cũng sẽ bị hấp dẫn bởi tương lai, không nhiều người dám nhìn về hiện tại. Chúng ta lo lắng và sợ hãi về một điều gì đó chưa xảy ra hoặc sắp xảy ra để rồi bấn loạn trước giây phút hiện tại, lúc mà chúng ta cần là chính mình. Hoặc nếu không lo lắng, ta lại trông chờ một điều gì đó hào hứng hơn, một điều gì đó tới và thay đổi cuộc sống của ta, vì hiện tại ta quá chán nản, không có gì đặc biệt. Ta cần Chánh niệm, để không bị kéo đi bởi những tiếng ồn xung quanh, và những tiếng ồn trong tự tâm.

Chánh niệm, như là một lời nhắc nhở chúng ta dừng lại, và im lặng lắng nghe giữa huyên náo, vội vã. Thực tế, trong thời đại đang hội nhập này, không phải lúc nào ta cũng im lặng. Nhưng nếu ta biết nên im lặng lúc nào, thì ta sẽ khai thác được những khía cạnh tốt nhất của bản thân, của sự Chánh niệm. Lúc ta thực sự Tĩnh, là lúc tự tâm ta đang ở cảnh giới cao nhất của sự tập trung.

Chúng ta suy nghĩ về sự tĩnh lặng, là việc giữ cho tâm thế của bản thân bình thản trước những vấn đề của thời cuộc. Chúng ta sẽ có ý niệm về Chánh niệm và ý thức được thực tại là cần tới bình an nội tâm. Quả thực, nếu gặp người bình tâm như nước trước những điều càng lớn, thì chúng ta sẽ ấn tượng, giống như cách mà những bậc hiền triết xưa nay, càng gặp chuyện bất bình càng giữ được tâm tịnh.

3. Âm thanh

Không phải là khái niệm mà bạn gặp trong kiến thức vật lí, mà đó là khái niệm về âm thanh của vô thanh. Im lặng thường được mô tả là sự vắng mặt của âm thanh, nhưng nó cũng là một âm thanh rất hùng hồn. Cuốn sách Tĩnh Lặng định nghĩa 05 loại âm thanh trong cuộc sống: Diệu âm, Quán Thế âm, Phạm âm, Phúc âm, Thắng Bị Thế Gian âm. Những âm thanh đó mang những ý nghĩa khác nhau nhưng đều được mô tả bởi những hành động yên lặng. Thực tế, khi chúng ta yên lặng là lúc chúng ta đang nghĩ một điều gì đó, lúc đó ta đang lắng nghe âm thanh của chính mình. Và đó không phải là những khái niệm mới, là những điều chúng ta vẫn thường làm hàng ngày mà bản thân ta lại không để ý rằng đó là gì.

Khả năng lắng nghe âm thanh đó, cũng là một định hình tính cách của con người. Chúng ta sẽ tự hỏi Tại sao lại có những người hiểu câu chuyện của mình? Và có câu trả lời cho ý nghĩ: Tại sao không ai lắng nghe mình? Nếu câu chuyện trên có hiện hữu ngoài đời thực, thì hai người mà ta đặt câu hỏi đều lắng nghe ta, nhưng nội tâm của ta lại để những âm thanh dội ngược lại đó định nghĩa rằng một người có lắng nghe, và một người không. Âm vô thanh của ta đã nhìn nhận vấn đề như vậy, nhưng từ tự tâm chúng ta cần phải tĩnh lặng.

Tĩnh Lặng còn được định nghĩa là một dạng thức của việc chúng ta nghe được âm thanh của căn tính. Được cấu tạo từ đất, nước, không khí, ánh sáng, lửa, và tự nhiên. Được sinh ra từ thế hệ đi trước. Do đó, lắng nghe âm thanh nội tâm, đồng nghĩa với lắng nghe những tiếng gọi của sự im lặng, sự dừng chân của tạo hóa. Chúng ta không nhất thiết phải ghì mình chạy theo những tiện nghi vật chất hoặc tiện nghi tình cảm, không cần phải đặt ra những câu hỏi làm thế nào để có đủ tiền, làm thế nào để có nhà cửa, hoặc những câu hỏi như liệu có người nào đó thực sự thương ta không…

Những quan tâm đó là những thứ thiết yếu nhưng một số chúng ta lại dành quá nhiều thời gian về nó, để lạc mất những âm thanh an nhiên, tự tâm.

Lời kết:

Chúng ta đang ngày càng được sống trong những tiện nghi của thời đại, và thừa hưởng những công nghệ kết nối đa chiều. Nhưng điều đó cũng có hai mặt của nó, chúng ta có thể dễ dàng quên đi những bản sắc mà thân tâm mình vốn có để nhường chỗ cho một không gian ồn ào. Từ đó mà chúng ta đánh mất bản ngã của mình, hoặc chỉ luôn quanh quẩn với ý nghĩ về một cuộc sống chồng chất những khó khăn, rắc rối, hoặc ta chọn cho mình một lối sống quá đỗi an nhàn, không tìm kiếm khả năng của bản thân.

Xét cho cùng, thì đó cũng chỉ là những sự lựa chọn riêng của mỗi một người, và mọi người sẽ cảm thông với điều đó. Tĩnh Lặng – cuốn sách đưa ra một chiều tư tưởng về nhìn nhận bản thân mỗi người rõ ràng, là từ tâm. Đó cũng là chìa khóa cho các huyên náo mà đời sống gây ra. Những đọc giả, và riêng thế hệ millennials nên biết và nắm rõ những điều xuất phát từ bên trong con người, thay vì những xu hướng mang tính chất thời của thời đại

Đây là cuốn sách đầu tiên mình đọc khi vô tình nghe được 1 người chị giới thiệu cho 1 anh bạn. Mình nghĩ âu cũng là cái duyên khi cuốn sách được mình biết tới vào thời điểm cuối năm ngoái, nên ngay sau đó mình về tìm đọc luôn. Trong 4 cuốn sách, đây có lẽ là cuốn mình thích nhất, là nền tảng để mình tự chữa lành cho bản thân vấn đề stress do lo âu quá nhiều.

Toàn bộ cuốn sách giống như cái tên của nó, bạn sẽ hiểu được "sức mạnh của sự tĩnh lặng trong thế giới huyên náo”. Hàng ngày, chúng mình tiếp xúc với quá nhiều thông điệp: tỷ thứ nghe, đọc, nhìn từ lúc tỉnh giấc đến lúc đi ngủ; mạng xã hội, hình ảnh, thức ăn xấu…liên tục đến với chúng ta, và chúng ta trở thành con người tiêu thụ 1 cách thụ động toàn bộ những thứ thức ăn đó.

Tĩnh lặng giúp chúng ta có không gian riêng để nhìn lại chính bản thân mình, để thời gian “định tâm” đưa chúng mình tìm đến với “tuệ giác”. Cái ưu tiên hàng đầu trong thời đại này, có lẽ chúng ta cần phải tìm một nơi yên tĩnh bên trong để học thêm về chính mình, có mấy ai tự nhận rằng họ hiểu rõ chính mình? 

“Chúng ta có thể ước mơ, có thể đặt ra mục đích cho đời mình. Nhưng đừng để cho chúng trở thành chướng ngại, không cho ta sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây"

Dường như trong xã hội ngày càng đầy những lo toan, bộn bề thì rất nhiều người trong chúng ta có một nỗi sợ chung đó là: Sự im lặng. Chúng ta luôn phải tìm kiếm một thứ gì đó như âm nhạc, sách báo, radio, tivi thậm chí là những suy nghĩ để nhét đầy vào trong tâm trí, nhét đầy không gian trong ta.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một khoảng trống trong lòng và không cảm thấy thoải mái với khoảng trống đó, cho nên ta luôn cố gắng lấp đầy nó hoặc tống khứ nó đi. 

Có lẽ, chưa bao giờ trong lịch sử loài người có quá nhiều phương tiện truyền thông như ngày nay: điện thoại di động, email, media trực tuyến, đủ các loại mạng xã hội (Fb, twit, IG...) nhưng chúng ta lại xa cách với mọi người hơn bao giờ hết, chúng ta luôn luôn "được kết nối" nhưng lại vẫn cảm thấy cô đơn - chúng ta check email, check các mạng xã hội liên tục nhiều lần trong ngày; chúng ta gửi email, gửi hết tin nhắn này đến tin nhắn khác... muốn được chia sẻ và muốn được tiếp nhận. Chúng ta bận rộn cả ngày với những "kết nối" đó.

Điều gì làm chúng ta cảm thấy quá sợ hãi đến như vậy?

Có thể chúng ta luôn cảm thấy có một khoảng trống trong lòng, một cảm giác trơ trọi, một cảm giác buồn phiền, dao động.

Có thể chúng ta cảm thấy bơ vơ, thương yêu chưa đong đầy, cảm thấy thiếu vắng một thứ gì đó...

Tất cả các cảm giác này luôn hiện diện trong ta, ẩn nấp bên dưới những hoạt động và suy nghĩ của ta, do vậy khi có các kích thích bên ngoài, ta dễ dàng quên đi những cảm giác đó... Nhưng khi yên lặng, không có gì đi vào - ra trong tâm trí ta thì những cảm giác đó lại hiện lên rất rõ ràng. 

Ta sợ...

Hàng ngày, có bốn loại "thức ăn" mà ta đang tiêu thụ, theo Đạo Bụt đó chính là:

- Đoàn thực: là các loại thực phẩm mà ta ăn uống bằng đường miệng mỗi ngày

- Xúc thực: là loại thực phẩm thuộc về cảm giác mà chúng ta tiếp nhận qua các giác quan: những gì ta nghe, ta đọc, ta ngửi hoặc xúc chạm; kể cả những âm thanh từ radio, biển quảng cáo, những dòng tin nhắn... dù muốn hay không thì tất cả đề được chúng ta tiêu thụ hàng ngày

- Tư Niệm Thực: Tư niệm là ý chí, là những quan tâm, mong muốn của ta. Chúng "nuôi" những quyết định, hành động và hoạt động của ta.

- Thức Thực: bao gồm tâm thức bản thân ta và cách mà ta nuôi nó, nuôi những ý nghĩ và hành động của ta. Ta gieo tính thiện thì ta sẽ Thiện còn ta gieo tính Ác, tham - sân -si thì ta sẽ mãi mãi bị giày vò trong chính tâm ta.

Tất cả những loại thức ăn này có thể lành mạnh hay không? Bổ dưỡng hay độc hại? Phụ thuộc vào tất cả những gì chúng ta tiêu thụ, số lượng và ý thức về sự tiêu thụ của ta.

Trong đầu chúng ta luôn có một đài radio có tên là NST (Non Stop Thinking) - Đài suy nghĩ liên tục không ngừng. Cho dù chúng ta không nói chuyện với ai, không xem tivi, không nghe nhạc, không đọc sách nhưng chúng ta vẫn không cảm thấy an yên, vẫn để mọi suy nghĩ chạy không ngừng. 

Nếu tôi nói bạn cho tôi 20s Tĩnh lặng, có thể bạn sẽ cười vì quá đơn giản, nhưng bạn hãy thử đi, thử tập 20s bạn chỉ ngồi yên, không suy nghĩ, không bận tâm bất kỳ điều gì, chỉ quan tâm đến hơi thở vào, hơi thở ra của chính mình...

Chúng ta Thở hàng ngày, hàng giây nhưng dường như không để tâm ta thở như thế nào?

Bạn có thấy thương bản thân của mình không? Tại sao không để cho tâm trí, cơ thể yên lặng hoàn toàn dù chỉ 5p trong một ngày.

Hãy tập luyện buông thư, tập trung vào việc bạn đang làm: ví dụ bạn mở cửa chỉ biết là bạn đang tra chìa khoá vào ổ - xoay ổ khoá - vặn tay nắm - đẩy cửa ra và bước vào nhà (bạn đã bao giờ thử làm như vậy chưa?)

Để tránh được nỗi sợ hãi của chính mình, hãy nuôi dưỡng thân tâm bằng Chánh niệm, ta phải quay về với hơi thở ý thức. Sau một hoặc hai hơi thở chánh niệm, ta sẽ bớt đi cảm giác phải tìm gì đó để lấp đầy khoảng trống trong lòng. Thân và tâm ta sẽ trở về đoàn tụ và cả hai cùng được nuôi dưỡng bởi hơi thở chánh niệm. Hơi thở sẽ dần dần tự nhiên, những căng thẳng trong thân ta cũng được buông thư.

Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào.

Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.

Thở vào, hơi thở của tôi đã sâu hơn.

Thở ra, hơi thở của tôi đã chậm hơn.

Thở vào, tôi ý thức về thân thể tôi.

Thở ra, tôi làm cho thân thể tôi trở nên an tịnh.

Thở vào, tôi mỉm cười.

Thở ra, tôi buông thư.

Thở vào, tôi an trú trong giây phút hiện tại.

Thở ra, tôi tận hưởng giây phút hiện tại.


Breathing in,I go back to the island within myself.

There are beautiful trees within the Island.

There are clear streams of water.

There are birds, sunshine and fresh air.

Breathing outI feel safe.

I enjoy going back to my island.

Nếu bạn làm trong lĩnh vực bán hàng, sống giữa cuộc chiến không ngừng của thông báo điện thoại, Zalo, và doanh số, thì có lẽ, não bạn cứ như trong chế độ máy chạy bộ. Đọc “Tĩnh Lặng” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh giống như một chuyến đi chữa lành tinh thần vậy – ngắn thôi, nhưng đủ để khiến bạn cảm thấy như đã tái sinh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ giảng giải về sự tĩnh lặng như một trạng thái yên tĩnh vật lý, mà còn hướng dẫn cách đạt được “tĩnh lặng” trong tâm trí giữa dòng chảy cuộc sống hiện đại. Với cái giọng văn đầy sự thân thiện và hơi dí dỏm, thầy như thì thầm vào tai bạn: “Này, sao không thử dừng lại chút xíu? Bớt chạy, thêm sống.”

Có đoạn mà Thầy viết về việc lắng nghe hơi thở, nghe có vẻ đơn giản nhưng với người bán hàng như chúng ta – cái nhóm mà hơi thở sâu nhất là khi khách đồng ý mua (mở) hàng. Nhưng cũng chính ở những khoảnh khắc đó, mình mới nhận ra rằng, “Ơ, hóa ra mình không cần phải trở thành bét seo lờ mới được quyền thở nhẹ nhàng.”

Một điều nữa khiến mình thích cuốn sách này là những bài tập nhỏ nhưng thú vị mà Thầy giới thiệu. Ví dụ, thay vì nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại như zombie trong lúc chờ cuộc họp/ đào tạo qua Zoom, mình đã thử nhắm mắt lại và “hít vào biết mình đang hít vào, thở ra biết mình đang thở ra”. Không chỉ giúp mình cảm thấy bình tĩnh hơn mà còn giảm được nguy cơ khủng hoảng khi Zalo nhắc dealine (và hơi gato xíu khi đồng đội có doanh số).

“Tĩnh Lặng” sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời để bạn dừng lại một chút, thở (để sạc lại pin cho tinh thần) và nhớ rằng cuộc sống không chỉ có chạy đua mà còn có thưởng thức từng bước chân trên cuộc hành trình.