Hạnh phúc không ở ngoài tầm tay. Phép lịch sự không hề mất. Cam kết nói không với "xe rác" khiến cho hạnh phúc và phép lịch sự trở thành hiện thực. Điều này hỗ trợ điều kia trong một vòng tròn khép kín. Bạn có dễ bị tác động bởi cách hành xử của người khác không? Liệu một tài xế taxi chạy ẩu, người phục vụ bàn thô lỗ, người quản lý nóng nảy hay một đồng nghiệp vô ý có phá hỏng một ngày tốt đẹp của bạn không? Trừ khi bạn là một cỗ máy, nếu không hẳn bạn sẽ bị sốc. Tuy vậy, khả năng thành công của bạn phụ thuộc vào việc bạn có biết cách nhanh chóng tập trung vào những mục tiêu quan trọng của mình và bỏ qua những rắc rối vụn vặt hay không. “Có những người giống như “chiếc xe rác” vậy: họ chứa trong mình đầy “rác rưởi” - sự thất vọng, tức giận và chán nản. Và tất nhiên, họ phải tìm chỗ để trút bỏ mớ rác rưởi đó. Nếu thấy họ trút lên bạn thì bạn đừng đón nhận. Hãy mỉm cười, vẫy chào, chúc họ vui, rồi tiếp tục công việc của mình. Cứ tin tôi đi, rồi bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn.” Câu nói trên của một người lái taxi đã khiến David J.Pollay nảy sinh ý tưởng để viết nên “Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác”. Thông qua cuốn sách này, bạn sẽ học được cách vô hiệu hóa “những chiếc xe rác”, không bị những nguyên nhân vụn vặt cản trở con đường hoàn thiện bản thân, bỏ qua những điều tiêu cực nằm ngoài tầm kiểm soát và trân trọng những gì tốt đẹp đang hiện hữu trước mắt.
Xem thêm

Liệu bạn có tự hỏi bản thân rằng: " mình có phải là người đổ rác lên người khác hay không?" hay " mình có phải là người nhận rác củ một người khác?". Cuốn sách này sẽ giải đáp những câu hỏi ấy cho bạn thông qua tác giả David J.pollay. Ông là cử nhân kinh tế của Đại học Yale và thạc sĩ tâm lý học tích cực của Đại học Pennsylvania. Đồng thời là giám đốc điều hành của Tổ chức Tâm lý học tích cực Quốc tế, ngoài ra, ông còn là blogger nổi tiếng chủ trì nhiều hội thảo thu hút rất đông khán giả trên toàn thế giới. Tất cả công việc ông làm đều hướng đến mục đích giúp mọi người có một cuộc sống hạnh phúc, thành công hơn và góp phần giúp thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác" (tên gốc: The Law of the Garbage Truck) là một cuốn sách nổi tiếng của David J. Pollay. Cuốn sách này truyền tải thông điệp về cách sống tích cực và giải quyết những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày. Nội dung  xoay quanh ý tưởng rằng mọi người thường giống như những "chiếc xe rác" – một hình ảnh ẩn dụ cho những người mang trong mình những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thất vọng, bực bội hay buồn bã. Những người này thường tìm cách "xả" những cảm xúc đó lên người khác giống như cách họ đổ rác ra ngoài. Thông qua những câu chuyện đời thường, tác giả khuyến khích chúng ta không thể để những cảm xúc tiêu cực từ người khác ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống của mình và ngược lại bản thân chúng ta cũng không được đổ những áp lực tiêu cực lên tâm trạng của mọi người.

Cuốn sách gồm nhiều phần chia sẻ về bảy cam kết, phương pháp để tránh trở thành "chiếc xe rác" và cách kiểm soát phản ứng của chúng ta đối với mọi tình huống trong cuộc sống. Đến với cam kết thứ nhất với thông điệp là: “ HÃY PHỚT LỜ NHỮNG CHIẾC XE RÁC”, mở đầu bằng một câu chuyện cá nhân của chính tác giả, khi ông đang trên đường đến làm việc thì gặp phải một tài xế taxi thô lỗ, bực bội. Từ đó, David Pollay nhận ra rằng mình có hai sự lựa chọn: hoặc để cơn giận của người tài xế làm ảnh hưởng đến tâm trạng cả ngày, hoặc học cách "buông bỏ" những cảm xúc tiêu cực và tiếp tục sống cuộc sống của mình một cách tích cực. Từ câu chuyện này, Pollay đã phát triển nên "Luật của chiếc xe rác" (The Law of the Garbage Truck), một triết lý sống giúp chúng ta không để cảm xúc tiêu cực từ người khác ảnh hưởng đến hạnh phúc và thành công của mình. Từ đó ta học cách “ Phớt lờ” và đừng để họ đổ rác lên bản thân bạn.

Cam kết thứ hai là: “ĐỪNG TỰ XẢ RÁC VÀO CUỘC SỐNG CỦA MÌNH”, David J. Pollay khuyến khích bạn không chỉ tránh nhận rác từ người khác mà còn phải tránh trở thành một "chiếc xe rác". Điều này có nghĩa là bạn không nên "xả rác" – tức là không nên trút giận, bực bội hay tiêu cực lên người khác. Hãy quản lý cảm xúc của mình một cách khéo léo và đừng để sự tiêu cực lây lan sang những người xung quanh.

“ ĐỪNG BIẾN MÌNH THÀNH XE RÁC”- cam kết thứ ba, Điều này có nghĩa là thay vì tập trung vào những điều tiêu cực, bạn nên tập trung vào những điều tốt đẹp mà bạn đang có – dù là những điều nhỏ bé nhất bởi vì “Không gì hủy hoại một người nhanh bằng việc đắm chìm trong cơn oán hận” – Friedrich Nietzsche. Một trong những cách hiệu quả nhất để giữ tâm trí luôn tích cực là Tha thứ là một yếu tố quan trọng để buông bỏ những cảm xúc tiêu cực mà họ gây ra, Tha thứ không có nghĩa là chấp nhận sai lầm của người khác, mà là cách để bạn giải phóng bản thân khỏi những gánh nặng cảm xúc và “ Tha thứ không phải là hành động nhất thời mà là một thái độ sống” – Martin Luther King.

Cam kết thứ tư là: “ GIÚP ĐỠ NHỮNG CHIẾC XE RÁC”, hầu như ta chỉ thấy những chiếc “ xe rác” ấy xuất hiện chỉ thoáng chốc trong đời ta, họ đến rồi đi. Vì thế, Pollay nhấn mạnh rằng bạn có thể lựa chọn các cách phản ứng trước những tiêu cực của họ để duy trì hạnh phúc. Hạnh phúc không đến từ việc né tránh những khó khăn, tiêu cực, mà từ cách bạn đối mặt và vượt qua chúng như thể “ta phải luôc chúc họ may mắn khi để họ đi qua” - David J. Pollay.

Đến với Cam kết thứ năm, Pollay khuyến khích bạn cam kết sống với lòng biết ơn mỗi ngày thông qua cam kết thứ năm. Lòng biết ơn không chỉ giúp bạn duy trì thái độ sống tích cực mà còn giúp bạn tránh bị ám ảnh bởi những điều tiêu cực trong cuộc sống. Khi bạn tập trung vào những gì tốt đẹp, bạn sẽ dễ dàng buông bỏ những cảm xúc tiêu cực hơn và lựa chọn “ Sống trong vòng tròn biết ơn và tránh xa vòng tròn rác rưởi”.  

Cam kết thứ sáu là: “ XÂY DỰNG CUỘC SỐNG VÀ GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ XE RÁC”, có nhiều tình huống trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng cách chúng ta phản ứng lại thì hoàn toàn trong tầm tay. Bạn nên tập trung vào những điều mà bạn có thể thay đổi và không lo lắng về những thứ bạn không thể kiểm soát trên quy luật “ chỉ tâm sự, đừng trút rác”. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và giữ được sự bình an trong tâm trí, từ đó mang lại sự hạnh phúc cho gia đình và cuộc sống của bạn – “ Dù bậc vua chúa hay phận nông dân, người hạnh phúc nhất là người tìm được bình yên trong chính gia đình mình” Johann Goethe.

 Cam kết cuồi cùng, cam kết lan tỏa sự tích cực – “ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KHÔNG CÓ XE RÁC”. Cuối cùng, Pollay tin rằng bạn không chỉ giữ cho bản thân tránh xa những cảm xúc tiêu cực mà còn chủ động lan tỏa sự tích cực đến người khác. Điều này có thể thông qua những hành động nhỏ nhặt như mỉm cười, nói lời tử tế, hay giúp đỡ người khác khi họ cần như George Washington đã viết: “ Mỗi hành động trên danh nghĩa của tập thể nên được thực hiện với sự tôn trọng đối với những người đại diện của tập thể đó”. Khi bạn lan tỏa sự tích cực, bạn không chỉ cải thiện môi trường xung quanh mà còn tạo ra một vòng xoáy tích cực cho bản thân. Khi bạn sống tích cực và lan tỏa năng lượng đó đến người khác, bạn cũng đồng thời nuôi dưỡng một tinh thần lạc quan cho chính mình và cộng đồng.

"Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác" mang đến cho chúng ta những bài học quý giá thông qua "Bảy cam kết của Luật xe rác"  về cách buông bỏ cảm xúc tiêu cực và sống với tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản. Từ việc không để những chiếc xe rác ảnh hưởng đến chúng ta, đến việc chủ động lan tỏa sự tích cực, cuốn sách là một công cụ hữu ích cho bất cứ ai muốn xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và bình yên hơn. David J. Pollay không chỉ mang đến một triết lý sống đơn giản mà còn khơi dậy trong lòng người đọc niềm tin vào khả năng kiểm soát cuộc sống của mình và sống với tinh thần lạc quan, yêu đời như cách ông đã bộc bạch rằng: “ Bạn nghĩ mình có thể hoàn toàn làm chủ cuộc sống chỉ bằng một quyết định không? Tôi nói là bạn làm được và tôi viết quyển sách này để hướng dẫn cách bạn làm điều đó”.

 

6 điểm

Mở đầu cuốn sách có một câu nói vô cùng ấn tượng “Có những người giống như “chiếc xe rác” vậy: họ chứa trong mình đầy “rác rưởi” – sự thất vọng, tức giận và chán nản.

Và tất nhiên, họ phải tìm chỗ để trút bỏ mớ rác rưởi đó. Nếu thấy họ trút lên bạn thì bạn đừng đón nhận. Hãy mỉm cười, vẫy chào, chúc họ vui, rồi tiếp tục công việc của mình. Cứ tin tôi đi, rồi bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn.”

Câu nói được trích dẫn từ chính trải nghiệm của tác giả với một người lái taxi đã khơi nguồn lên ý tưởng của anh về cuốn sách "Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác". Hình ảnh đặc biệt “chiếc xe rác” là hình ảnh ẩn dụ cho những cảm xúc của con người mà ai cũng gặp phải.

Đó là cảm xúc tức giận, thất vọng, chán nản bị chúng ta dồn nén lâu ngày sinh ra những trạng thái tâm lý tiêu cực lặp đi lặp lại mỗi ngày như hành trình đi đường của một chiếc xe rác.

Chúng ta ai cũng sẽ trải qua những cảm xúc như vậy trong đời. Khi chúng ta đối diện với chúng có người chấp nhận số phận, có người chạy trốn và có người chấp nhận đối diện. Cách để không trở thành một con người xấu xí mang trong mình hình tượng “chiếc xe rác” không phải việc trốn tránh nó.

Bởi khi bạn vứt bỏ những cảm xúc của chính mình, bất kỳ lúc nào nó sẽ quay lại bởi nó luôn ở trong tâm trí của bạn. Hãy học cách đối diện với nó, tìm ra nguyên nhân và gạt nó sang một bên, suy nghĩ tích cực hơn và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

Đặc biệt bạn không nên trút những gánh nặng lên gia đình và những người xung quanh bạn. Mọi cảm xúc tiêu cực sẽ không đưa bạn đến hướng đi của việc giải quyết vấn đề, chúng đưa bạn đến một bãi rác. Nếu đã là “rác” thì đừng xả ra bên ngoài và ngược lại cũng đừng đem về cho bản thân.